Kiến ThứcTin Tức Ngành Điện

Mạng điện trong nhà được cấu tạo như thế nào?

Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, hệ thống mạng điện có nhiệm vụ nhận điện năng từ mạng phân phối chính để cung cấp điện cho các đồ dùng, thiết bị điện trong gia đình. Vậy mạng điện trong nhà được cấu tạo như thế nào?

1. Thiết kế mạng điện trong nhà cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình. Vì vậy, mạng điện trong nhà trước hết cần đảm bảo cung cấp đủ điện cho đồ dùng điện trong nhà đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng là mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, hệ thống mạng điện cũng cần phải giúp cho mọi thành viên có thể sử dụng một cách thuận tiện, bền và đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng chúng ta không thể tránh khỏi những sự cố rủi ro hay hỏng hóc nên mạng điện dân dụng cũng nên được thiết kế sao cho dễ dàng kiểm tra và sửa chữa sau này.

Để thiết kế được mạng điện trong nhà có thể hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho gia đình, chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc sau:

– Dây điện đến các đèn nên sử dụng dây Cu\PVC 1×1,0 mm2 và đặc biệt, dây cấp đến bình nóng lạnh, điều hòa thì nên dùng dây Cu\PVC 1×2,5 mm.

– Hệ thống đường dây điện trong nhà nên được thiết kế dọc theo tuyến cáp ngầm và đóng các cọc cho hệ tiếp đất được an toàn. Các thiết bị công tắc và ổ cắm được nối với tủ điện tổng và điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn 4cm nếu bạn không nối thêm cọc.

– Toàn bộ đường dây dẫn trong sơ đồ điện ở cả 2 tầng nên luồn vào trong ống SP sau đó đi ngầm kể cả trong tường và trên trần nhà. Đặc biệt, lưu ý đường dây điện sinh hoạt không được đi chung với các loại dây nhỏ lẻ khác như cáp tín hiệu.

– Lắp đặt tủ điện trong nhà nên giữ khoảng cách với phần sàn là 1.4 m và công tắc đèn phải đặt cách sàn > 1.2 m và ổ cắm cần đặt cách sàn > 0.4 m.

– Theo nguyên lý đường dây điện thì phần dây chờ của cục lạnh điều hoà phải cách 0.4 m so với độ cao của mái trần và cục nóng điều hòa thì cần đặt cách tường < 0.2 m.

2. Mạng điện trong nhà được cấu tạo như thế nào?

Mạng điện trong nhà được cấu tạo như thế nào?

Mạng điện trong nhà được cấu tạo như sau:

– Trạm biến áp: Đây là thành phần chuyển đổi điện áp từ mức điện áp cao xuống mức điện áp thấp hơn để cung cấp điện cho các thiết bị trong nhà.

– Hộp điện: Đây là thành phần chứa các thiết bị bảo vệ, bảng điều khiển và các thiết bị điện khác. Hộp điện được đặt ở vị trí dễ dàng truy cập, thường ở nơi trung tâm của nhà.

– Dây dẫn: Các dây điện được dùng để truyền tải điện năng từ trạm biến áp đến các ổ cắm, công tắc và thiết bị điện khác trong nhà.

+ Ổ cắm và công tắc: Những linh kiện này các thành phần kết nối dây điện với các thiết bị điện khác như đèn, tivi, máy giặt, quạt, máy tính… để sử dụng điện năng.

– Điện trở bảo vệ: Điện trở là thành phần được sử dụng để giảm áp suất điện trên đường dây, giảm rủi ro nguy hiểm cho người sử dụng.

– Bảo vệ chống sét: Đây là thành phần được sử dụng để chống sét và bảo vệ hệ thống điện khỏi những tác động của sét.

Tất cả các thành phần này cần được lắp đặt đúng cách và tuân thủ các quy định an toàn điện để đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của hệ thống điện trong nhà.

3. Cách lắp đặt mạng điện trong nhà phổ biến

Ngày nay, sinh hoạt của mỗi gia đình đều liên quan đến nguồn điện, đặc biệt trong thời kỳ các thiết bị điện ngày càng được công nghệ hóa và tiên tiến hơn., việc sử dụng điện giúp giảm sức lao động của con người. Vì thế, bạn cần chú ý lắp đặt mạng điện sao cho luôn đảm bảo an toàn cho mỗi thành viên. Nên tính toán kỹ lưỡng để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, tiết kiệm chi phí cao.

Lắp đặt mạng điện có 2 cách là: đi dây nổi và đi dây ngầm. Hai cách làm đều có những ưu, nhược điểm riêng. Khi kết hợp 2 cách thức lắp đặt này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất và phù hợp với không gian trong nhà ở.

– Đi dây ngầm là sử dụng các đường ống dẫn để luồn dây vào và chôn xuống đất hoặc chôn dọc theo tường nhà. Lưu ý, hệ thống điện ngầm cần được lắp đặt từ khi nhà bắt đầu được xây dựng. Khi nhà thi công đến đâu thì hệ thống dây ngầm được lắp đặt ngay sau đó. Cách này nên tính toán kỹ lưỡng để tránh nhầm lẫn, sai sót sau khi ngôi nhà đã vào sử dụng.

+ Khi đi dây điện âm tường, dây điện được giấy bên trong tường khác với cách lắp mạng nổi là dây được lắp bên ngoài qua các đường ống và kép từ switch đến thiết bị dẫn điện. Theo đó, dây thường được kết nối với cổng mạng được lắp ở vị trí cố định, thường là các ổ cắm mạng âm tường.

+ Hệ thống mạng âm tường thường dụng hai loại cáp âm tường là cáp chống nhiễu và cáp không chống nhiễu. Các dây dẫn được lắp đặt các các rãnh nằm trong tường của ngôi nhà.

Lắp đặt mạng điện trong nhà theo kiểu âm tường cần đảm bảo các yếu tố sau:

+ Cần phải lắp đặt dây phù hợp với kết cấu ngôi nhà, có bản vẽ hoàn chỉnh và chi tiết giúp cho việc sửa chữa thuận lợi hơn.

+ Việc thi công cần đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo hệ thống dây điện không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.

– Dây nổi là dây điện được bọc trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường và trần nhà. Cách thức này rất dễ dàng lắp đặt, sửa chữa, các đường dây nối dẫn điện từ bên ngoài vào nhà và phân chia theo từng khu vực khác nhau. Việc lắp đặt đường dây nối này không phụ thuộc vào tiến độ xây nhà và hoàn toàn có thể lắp đặt hệ thống mạng điện sau khi ngôi nhà hoàn thiện.

+ Quá trình lắp đặt cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tính thẩm mỹ và bảo vệ đường dây điện khỏi ảnh hưởng của môi trường làm hỏng hóc, cháy nổ. Đồng thời giữ an toàn cho các thành viên trong gia đình khỏi sự rò rỉ điện.

+ Khi thi công đường dây điện nổi, các kỹ thuật viên thường dùng các loại ống như ống PVC, ống bọc kẽm, bọc tôn với lớp lót cách điện bên trong. Đường kính trung bình là 16, 20, 25, 32, 40, 50, chiều dài từ 2 -3m để bảo vệ dây điện tốt nhất.

4. Những lưu ý khi sử dụng điện trong gia đình

Điện là một trong những tài nguyên mang lại nhiều tiện ích cho con người. Song, điện cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Khi sử dụng điện bạn cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có.

– Tiến hành che chắn toàn bộ ổ cắm điện và thay thế ngay những thiết bị đó nếu đã hỏng.

– Cần đảm bảo thiết bị điện vẫn hoạt động tốt và cách điện tốt, nên sử dụng một cách an toàn. Nếu khi dây điện bên trong thiết bị hỏng và chạm vào vỏ máy và rò rỉ ra bên ngoài thì rất nguy hiểm.

– Lưu ý, chỉ nên dùng dây nối điện cho những trường hợp sử dụng tạm thời không được dùng lâu dài.

– Hệ thống điện nên cách biệt hoàn toàn với nguồn nước.

– Cần cảnh báo ở cầu dao hoặc thiết bị ngắt điện để không ai chạm vào nếu đang tiến hành sửa chữa nhỏ. Cần đóng cầu dao trước khi sửa nếu bạn không chắc bạn sẽ sửa chữa mạch điện nào. Gọi thợ điện kiểm tra và sửa chữa ngay nếu xảy ra trường hợp chập điện, hỏng hóc không rõ nguyên nhân.

– Nếu trong ngôi nhà có mùi cháy khét của dây điện, kiểm tra ngay phích cắm đang quá tải và cháy hoặc thiết bị điện quá nóng để rút phích cắm.

– Nếu xảy ra cháy do chập điện, phải cắt ngay nguồn điện rồi dùng bình cứu hỏa đặc biệt để khác phục sự cố. Trong trường hợp này tuyệt đối không sử dụng nước, vì nước là chất dẫn điện có thể gây điện giật chết người.

– Trước khi lắp đặt hệ thống mạng điện trong nhà, bạn cần nắm vững đặc điểm và những yêu cầu cơ bản trong quá trình lắp đặt để tránh được những rủi ro không đáng có. Nổi bật trong đó là các yêu cầu sau đây:

+ Mạng điện được thiết và lắp đặt đảm bảo việc cung cấp đủ điện cho các đồ điện trong nhà và thiết bị dự phòng cần thiết.

+ Mạng điện bắt buộc phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngôi nhà.

+ Mạng điện cần dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.

+ Sử dụng thuận tiện, bền bỉ và có tính thẩm mỹ.

Nguồn:https://luatminhkhue.vn/mang-dien-trong-nha-duoc-cau-tao-nhu-the-nao.aspx

Related Articles

Back to top button